Máy quét mã vạch- Phân loại máy quét mã vạch

Máy quét mã vạch

 

MÁY QUÉT MÃ VẠCH -  PHÂN LOẠI MÁY QUÉT MÃ VẠCH

Hiện nay, máy quét mã vạch được ứng dụng hầu hết trong các mô hình kinh doanh như siêu thị mini,  cửa hàng tạp hóa, siêu thị sữa,.... Máy quét mã vạch có rất nhiều loại khác nhau, có công dụng đọc các mã vạch khác nhau, vì thế ngời dùng rất dễ mua nhầm các loại máy quét mã vạch. Trong bài viết này, Toàn Cầu sẽ giúp bạn hiểu rõ và phân loại được các loại máy quét mã vạch.

 

1 Phân loại theo công nghệ giải mã
Theo công nghệ giải mã thì thiết bị quét barcode được chia làm 2 loại là máy quét 1D và máy quét 2D.
1.1 Máy quét mã vạch 1D 
Máy quét 1D là thiết bị có thể quét được tất cả các loại mã vạch 1D.
(Mã vạch 1D được cấu tạo từ những vạch đen trắng xen kẽ nhau hay còn gọi là mã tuyến tính, đặc điểm chính là các thanh này xếp thành 1 hàng duy nhất như một hàng rào.)
Máy đọc mã vạch 1D cũng được chia thành 2 loại là máy đọc mã vạch  tia CCD và tia Laser.

MUA MÁY QUÉT MÃ VẠCH 1D


•    Máy quét mã vạch tia CCD
Khi quét máy tia CCD bạn sẽ thấy chùm tia sáng có độ dày khoảng 1cm. Khoảng cách quét của loại này khá thấp 20cm trung bình là 10cm. Chính vì quét mã vạch trong tầm thấp nên các loại mã vạch nhỏ sẽ được máy quét đọc hiểu tốt hơn.
•    Máy đọc mã vạch tia Laser
Tia quét của những dòng thiết bị quét mã vạch, tia laser rất mảnh và có cấu tạo là một đường thẳng nằm song song với mặt kính của máy. Độ rộng của tia quét lên tới vài mm và có thể quét trong tầm 15cm đến 30cm. Với đặc điểm nổi trội này mà các loại tem mã vạch ở xa hoặc ở hướng ngược sáng cũng được đọc mã vạch rất dễ dàng.
mã vạch 1D và 2d

1.2 Máy quét mã vạch 2D
Các dòng máy đọc mã vạch dùng công nghệ quét 2D không những giải mã được các mã vạch 2D mà còn giải mã được tất cả mã vạch 1D. Vì vậy nên, giá thành của chúng cũng đắt hơn đầu đọc mã vạch 1D rất nhiều. 
(Mã vạch 2D là mã hai chiều, cấu tạo bởi ma trận vuông trắng – đen trong một khối thống nhất. Ma trận này được xem như ma trận điểm ảnh với mức chứa dữ liệu cao hơn mã vạch 1D nhiều lần. Thường gặp các mã như Datamatrix, QR Code, PDF417, Vericode, Softstrip,…)

MUA MÁY QUÉT MÃ VẠCH 2D


2 Phân loại theo số lượng tia quét
2.1 Máy quét mã vạch đơn tia
Máy quét đơn tia là thiết bị phát ra tia laser đơn, dày và đậm. Với thiết bị này, người dùng cần đưa mã vạch cần quét lại đúng vị trí của tia sáng thì máy mới có thể đọc được. 
máy quét đơn và đa tia

MUA MÁY QUÉT MÃ VẠCH ĐƠN TIA TẠI ĐÂY
2.2 Máy quét mã vạch đa tia
– Là loại thiết bị quét có thể phát ra các tia laser dạng chùm, khoảng từ 20 đến 40 hoặc hơn tia, góc quét đa dạng. Máy quét đa tia dễ dàng quét được mã vạch sản phẩm khi lướt qua máy và nó cung cấp khả năng đọc nhanh hơn, chính xác hơn.
Với máy đọc mã vạch đa tia, người sử dụng ko cần phải đưa mã vạch sản phẩm chính xác vào góc quét của máy vì máy có thể đọc được mọi hướng : Trên dưới-Trái phải, thẳng – nghiêng…đều được giải mã được.

MUA MÁY QUÉT MÃ VẠCH ĐA TIA


3. Phân loại theo thiết kế
3.1 Máy đọc mã vạch cầm tay
Đối với sản phẩm này, người sử dụng có thể dễ dàng cầm máy quét để quét mã barcode in trên sản phẩm. Máy đọc mã vạch cầm tay thường được ứng dụng để quét mã vạch trên các sản phẩm lớn, kích thước cồng kềnh.


3.2 Máy đọc mã vạch để bàn
Loại máy quét này thường được nhìn thấy tại cái siêu thị lớn hoặc nhà sách có lưu lượng thanh toán lớn tại các quầy. Bộ đầu đọc quét mã vạch để bàn thường là máy đa tia nhằm đảm bảo tốc độ và hiệu quả cao nhất.
Máy quét để bàn và cầm tay
3.3  Máy quét mã vạch tự động
Đối với loại máy đọc mã vạch này người sử dụng không cần phải ấn nút bấm mà chỉ cần di chuyển mã sản phẩm đến vùng ánh sáng của máy đọc để đọc mã vạch.
3.4 Đầu đọc mã vạch không dây và có dây
Thường thì máy đọc mã vạch có dây thường được kết nối với máy tính thông qua cổng USB và máy đọc không dây thì kết nối qua Bluetooth hoặc wifi.


MUA MÁY QUÉT MÃ VẠCH TẠI ĐÂY